ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024
23/05/2024 09:26
ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024
ĐỀ ÁN  SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024

ĐỀ ÁN SẢN XUẤT VỤ HÈ THU NĂM 2024

 

 

Hình ảnh thôn họp triển khai đề án sản xuất hè thu năm 2024.

I. NHẬN ĐỊNH CHUNG

1. Nhận định về thời tiết

Từ tháng 01-6/2024, trên phạm vi toàn quốc NĐTB phổ biến cao hơn khoảng 1,0-1,50C so với TBNN. Hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Bộ, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với TBNN.  Tháng 7-9/2024, nắng nóng tiếp tục xảy ra chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Trong nửa cuối mùa mưa bão năm 2024, tại khu vực Trung Bộ lượng mưa có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế-xã hội: Trong các tháng nửa cuối năm 2024 đề phòng gió mạnh, sóng lớn trên biển do tác động của bão/ATNĐ và gió mùa Tây Nam ở vùng biển Giữa và Nam Biển Đông và KKL từ tháng 11-12/2024 ở khu vực Biển Đông có khả năng gây ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển.Ngoài ra, hiện tượng dông, lốc, sét, mưa đá sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dân sinh ở những khu vực chịu tác động. Trong thời kỳ từ tháng 7-9/2024, NĐTB phổ biến ở mức cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ; từ tháng 10-12/2024, NĐTB có xu hướng ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá: Khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt gió mùa Đông Bắc tràn xuống nước ta. 

2. Thuận lợi:

- Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

- Lúa Xuân dự kiến thu hoạch sớm hơn so với cùng kỳ năm ngoái 5-7 ngày tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để triển khai sản xuất lúa vụ Hè Thu 2024.

- Bộ giống lúa vụ Hè thu đáp ứng cho sản xuất theo hướng “ăn chắc” kể cả về năng suất và chất lượng, việc bổ sung các giống mới có triển vọng cơ bản đảm bảo cơ cấu bộ giống phục vụ sản xuất.

- Công tác cảnh báo về thiên tai, dịch bệnh được dự báo sớm để người dân chủ động sản xuất và áp dụng các biện pháp phòng tránh, phòng trừ.

3. Khó khăn:

- Giá một số loại vật tư đầu vào tăng, hạn chế khả năng đầu tư thâm canh của người sản xuất.

- Hè Thu năm 2024 dự báo gặp nhiều khó khăn do thời tiết nắng hạn gay gắt có thể kéo dài. Thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, không theo quy luật tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sản xuất của người nông dân.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU:

  1. 1.     Quan điểm:

Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc linh hoạt trong tổ chức chỉ đạo; lấy giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích làm tư tưởng chỉ đạo thực hiện. Chỉ cơ cấu sản xuất lúa trên những vùng chủ động nước tưới; tuân thủ nghiêm lịch thời vụ và sử dụng bộ giống ngắn ngày đảm bảo sản xuất vụ Hè thu “ăn chắc” né tránh thiên tai, phấn đấu sản xuất vụ Hè Thu an toàn, hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2024.

  1. 2.     Chỉ tiêu định hướng:

Căn cứ Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 05/12/2023 của UBND huyện về sản xuất nông nghiệp năm 2024 của UBND huyện Hương Khê; Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024 của UBND xã; chỉ tiêu định hướng sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 như sau:

- Lúa Hè Thu: Diện tích 178 ha, năng suất 41 tạ/ha, sản lượng 730 tấn.

- Đậu: Diện tích 15 ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 13,5 tấn.

- Ngô lấy hạt: 35 ha. năng suất 37 tạ/ha, sản lượng 130 tấn.

          III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

  1. 1.     Công tác tuyên truyền:

- Kịp thời tuyên truyền, phổ biến và quán triệt nội dung Đề án sản xuất vụ Hè Thu năm 2024; các chính sách phát triển sản xuất của nhà nước; cảnh báo, cập nhật thông báo về tình hình thời tiết, dịch hại cây trồng đến tận người dân.

- Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền Đề án một cách sâu rộng và có hiệu quả đến toàn thể nhân dân, đoàn viên, hội viên.

2. Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng; từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, các mô hình sản xuất có hiệu quả cao:

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch mới theo yêu cầu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; tiếp tục phát triển các tổ hợp tác, HTX, mô hình VietGAP, mô hình công nghệ cao. Tận dụng lợi thế đất đai để tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Phối hợp với các đơn vị cung ứng giống xây dựng các mô hình sản xuất thử, trình diễn một số giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất và khả năng chống chịu, chủ động tưới tiêu và thâm canh; các giống cây trồng cạn: ngô, lạc, đậu có tiềm năng năng suất..

3. Giải pháp về sản xuất:

3.1. Cây lúa:

3.1.1 Cơ cấu giống

- Sử dụng nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày, các giống đã thích ứng diện rộng và ổn định trong sản xuất qua các năm gần đây: Nhị ưu 838, Khang dân 18, Khang dân đột biến, HT1, Nếp 98, PC6, TH3-5, Thiên ưu 8, BQ.

- Các giống có triển vọng trong vụ Hè Thu tiếp tục đưa vào sản xuất quy mô phù hợp với từng địa phương: ADI 168, ADI28, LP5, VRN20, Lai thơm 6, BQ, HN6, QP5, DT80, Hà Phát 3, Hương Thanh 8.  

3.1.2 Thời vụ: Phương châm thu hoạch lúa Xuân nhanh gọn phấn đấu gieo cấy kết thúc trước 10/6 để lúa trổ tập trung vào tiết Lập Thu từ 5-10/8, kết thúc thu hoạch trước 15/9. (Có lịch thời vụ kèm theo).

          3.1.3 Kỹ thuật canh tác: Tuân thủ quy trình thâm canh của từng giống, trong đó cần lưu ý một số nội dung trọng tâm sau:

 - Thu hoạch lúa Xuân nhanh gọn, cắt sát gốc, dọn sạch rơm rạ và phụ phẩm trên ruộng; thu hoạch vụ xuân đến đâu tiến hành cày ải, phơi ruộng đến đó; những vùng cần gieo cấy sớm, tận dụng triệt để nguồn nước sẵn có trên đồng ruộng khi thu hoạch lúa Xuân; điều tiết, sử dụng nước hợp lý để phục vụ gieo cấy lúa Hè thu theo đúng khung lịch thời vụ.

- Thực hiện nguyên tắc bón “Nặng đầu, nhẹ cuối”, cân đối giữa phân đa lượng với nhóm trung, vi lượng; kết hợp bổ sung phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh để bồi dục đất canh tác.

3.2. Cây trồng cạn.

3.2.1 Cơ cấu giống:

- Giống ngô: Cơ cấu các giống có tiềm năng suất và sản xuất ngô sinh khối như: NK6275, NK7328; … và nhóm giống ngô nếp chất lượng cao HN68.

- Giống đậu xanh: Sử dụng các giống ĐXVN 07, VN93-1, VN99-3, ĐX208.

- Giống lạc: Sử dụng các giống như L14, L23, V79.

3.2.2 Thời vụ: Cây đậu, vừng, ngô, lạc tập trung kết thúc gieo trỉa trước 30/6/2024 (Những thôn có diện tích thu hoạch ngô đông muộn còn để trống đất, khuyến khích người dân triển khai trồng vừng, đậu vụ Hè thu sớm hơn lịch thời vụ). Ngô sinh khối căn cứ vào diễn biến thời tiết vào nhu cầu phục vụ chăn nuôi để bố trí gối vụ phù hợp.

3.2.3. Kỹ thuật canh tác:

- Đậu xanh, ngô: Bố trí tập trung trên các vùng chuyên ngô, vùng sau khi thu hoạch cây vụ Xuân. Yêu cầu đất tơi xốp, cần cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Tranh thủ độ ẩm đất sau thu hoạch cây trồng vụ Xuân tiến hành gieo trỉa sớm. Chú trọng các biện pháp đầu tư thâm canh, phát hiện và phòng trừ kịp thời, có hiệu quả các đối tượng sâu bệnh.

- Lạc: Bố trí tập trung trên các vùng sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân. Yêu cầu đất tơi xốp, cần cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Tiến hành ủ phân hữu cơ tơi, xốp trước khi gieo trỉa.

- Rau đậu thực phẩm: Đa dạng hóa các phương thức canh tác, trồng thuần, trồng xen, gối vụ. Tổ chức sản xuất theo hình thức tập trung để tiện cho chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.

4. Chống hạn, quản lý và sử dụng nước tưới

- Tổ chức kiểm tra, có kế hoạch cụ thể, cân đối nguồn nước tại các hồ đập để xây dựng phương án tưới và phương án phòng, chống hạn cho từng khu tưới, từng hệ thống công trình; lập kế hoạch lắp đặt máy bơm cơ động, phương án chuyển nước tạo nguồn ở các công trình khác khi cần thiết để chống hạn; bố trí cây trồng hợp lý, xác định rõ diện tích chủ động nước để gieo cấy lúa, những diện tích vùng không chủ động nước để chuyển đổi cơ cấu, tuyệt đối không gieo cấy lúa vào diện tích cao cưỡng, không chủ động nước. Đối với hồ chứa có dung tích trữ thấp, không đủ cung cấp cho toàn bộ nhu cầu dùng nước, cần ưu tiên nguồn nước còn lại cung cấp cho sinh hoạt, gia súc và cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao.

- Soát xét hiện trạng các công trình hồ, đập; thường xuyên theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến thời tiết, nguồn nước để lập kế hoạch tích nước các hồ chứa hợp lý, đảm bảo an toàn công trình và tích nước tối đa theo nhu cầu dùng nước; kịp thời điều chỉnh kế hoạch cấp nước phù hợp với tình hình thực tế.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống công trình, kênh mương trong quá trình tải nước, kịp thời xử lý các sự cố công trình có thể xảy ra, đảm bảo an toàn công trình.

- Tổ chức tu sửa bờ vùng, bờ thửa, nạo vét thông thoáng kênh mương, đắp chặn các trục tiêu nội đồng để tận dụng lượng nước hồi quy, nước mưa Tiểu mãn bổ sung cho các hồ đập; không tháo cạn nước để thu hoạch lúa Xuân. Điều tiết nguồn nước tưới hợp lý, tiết kiệm trong sản xuất vụ Hè Thu, nhất là giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho số diện tích cam, bưởi còn lại chưa được lắp đặt để nâng cao tỷ lệ diện tích cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới, đảm bảo việc chống hạn, nâng cao năng suất và sản lượng.

5. Công tác bảo vệ thực vật:

- Chủ động công tác kiểm tra phát hiện, dự tính dự báo các đối tượng dịch hại cây trồng, nắm chắc diễn biến của các loài dịch hại làm cơ sở dự tính dự báo chính xác về thời điểm xuất hiện, mức độ gây hại và hướng dẫn phòng trừ đạt hiệu quả cao nhằm bảo vệ an toàn sản xuất vụ Hè Thu 2024.

- Tập trung các đối tượng: Sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen Phương Nam, bệnh vàng lá di động, bệnh bạc lá hại lúa; sâu keo mùa thu hại ngô; sâu vẽ bùa, câu cấu, nhóm nhện, bệnh nứt thân, xì mủ trên cây ăn quả có múi.

- Chú trọng diệt chuột cả vụ sản xuất: Các đơn vị chủ động phát động phong trào toàn dân ra quân diệt chuột trong các đợt sau: Sau khi thu hoạch lúa Xuân, cây lúa bước vào giai đoạn làm đòng, sau các đợt mưa lũ lớn, ưu tiên biện pháp thủ công (đào hang diệt chuột, các loại bẩy cơ học, bẩy bã sinh học…)

6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Tăng cường công tác kiểm tra quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc sử dụng giống, vật tư nông nghiệp đảm bảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, chỉ sử dụng các giống có trong danh mục cơ cấu theo Đề án sản xuất vụ Hè Thu năm 2024 của xã. Các tổ chức cá nhân cung ứng giống phải có cam kết về chất lượng giống cung ứng cho người sản xuất. Phát triển các mô hình chăn nuôi phải nằm trong quy hoạch đã được tỉnh, huyện phê duyệt, thống nhất cho phép triển khai.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, giống cây trồng vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y để các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhân dân nắm vững, hiểu rõ và thực hiện theo quy định pháp luật.

7. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Củng cố, phát triển các mô hình HTX, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả để làm cầu nối thực hiện mối liên kết liên doanh giữa các doanh nghiệp với nông dân trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

- Hình thành và phát triển đa dạng các phương thức tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững có ứng dụng khoa học công nghệ, thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ, đặc điểm sản xuất của địa phương và yêu cầu của thị trường.

8. Chính sách:

- Tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025; Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày16/12/2021 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025.

phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp 2024.

7. Đề nghị UBMTTQ và các tổ chức đoàn thể, các ngành liên quan tăng cường phối hợp tuyền truyền, vận động đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân thi đua thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất Hè Thu năm 2024 đã đề ra.

Trên cơ sở đề án này, yêu cầu các đơn vị thôn, các ngành, bộ phận liên quan triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất./.

 

 Hình ảnh bà con nhân dân sản xuất lúa hè thu năm 2024

 

Tác giả: Lê Hữu Phúc - Nguồn: VHTT